Xin visa du học Mỹ thành công là niềm ao ước của rất nhiều học sinh, sinh viên tại Việt Nam, bởi vì một khi bạn đã vượt qua được thử thách này, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình theo đuổi tương lai với “giấc mơ Mỹ” một cách hợp pháp và nhanh chóng nhất.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những du học sinh đi trước, thì quy trình xin visa du học Mỹ không hề dễ dàng một chút nào, đặc biệt là đối với những newbie “lần đầu làm chuyện ấy”. Vậy nên, để hỗ trợ các bạn “dễ thở” hơn một phần trên chặng đường gian nan ấy, DACE mong muốn gửi đến toàn thể các bạn trẻ đang ấp ủ dự định du học xứ cờ hoa một bài viết ngắn có chủ đề hướng dẫn thủ tục xin visa du học Mỹ, mời các bạn cùng tham khảo ngay trong chia sẻ dưới đây nhé!
Điều kiện để đi du học Hoa Kỳ:
Để có thể được cấp visa du học Mỹ thành công, đó là cả một quá trình “tâm lý chiến” mà bạn bắt buộc phải chứng minh được 3 điều kiện căn bản sau:
Có kế hoạch học tập rõ ràng, đồng thời chứng minh được mục đích của bạn thật sự đến Mỹ để đi học:
Viên chức lãnh sự Mỹ sẽ tiến hành xem xét kết quả học tập của bạn ở Việt Nam, cũng như những kế hoạch học tập sắp tới của bạn tại Mỹ, để có thể đưa ra kết luận về ý định đi du học của bạn có phải sự thật hay không. Sẽ tương đối căng thẳng, nhưng bạn cần phải sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi mà Viên chức lãnh sự đặt ra, chẳng hạn như tại sao bạn lại chọn trường này để học, chuyên ngành dự định học của bạn là gì, kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai như thế nào,… để đảm bảo chắc chắn bạn thật sự đến mỹ để học tập, chứ không phải vì bất kỳ mục đích nào khác.
Xem thêm: 5 điều kiện du học Úc mà ai cũng cần biết
Chứng minh bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi đã hoàn thành chương trình học:
Luật thị thực của Mỹ có quy định rằng các viên chức lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư vào Hoa Kỳ, cho đến khi bạn có thể thuyết phục họ bằng những dự định tương lai của bạn sau khi học xong.
Viên chức lãnh sự sẽ căn cứ vào hồ sơ du học Mỹ, tờ khai, những giấy tờ liên quan cùng với kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp để xét điều này. Họ cần phải nhìn thấy việc bạn xin visa du học Mỹ không bắt nguồn từ lý do tự phát hay bất kỳ lý do nào khác, mà xuất phát từ chính nguyện vọng được đến Mỹ để học tập, qua đó bạn đã có sự tìm hiểu kỹ về nơi mà bạn dự định đến, về chương trình học mà bạn đã ghi danh,…
Càng chứng tỏ được bạn có định hướng và sự tự tin cũng như năng lực tiếp thu chương trình học, được chứng minh qua khả năng Anh ngữ của bạn trong lúc tiếp xúc với viên chức lãnh sự tại buổi phỏng vấn hoặc qua bảng điểm TOEFL, các chứng chỉ Anh văn tại Việt Nam,… cùng khả năng tài chính, thì hồ sơ của bạn lại càng dễ dàng được thông qua.
Bên cạnh đó, đừng quên chứng minh cho viên chức lãnh sự quán thấy rằng bạn có những mối ràng buộc tại Việt Nam, khiến bạn không có bất cứ lý do nào khác để ở lại Mỹ một cách bất hợp pháp. Một số lý do có thể là không thể bỏ gia đình tại Việt Nam, cần tiếp quản việc kinh doanh của gia đình,…
Cần chứng minh bạn có đủ năng lực tài chính để theo đuổi việc học tại Mỹ:
Chứng minh tài chính là một bước vô cùng quan trọng trong thủ tục xin visa du học Mỹ, bởi nó sẽ nói lên được rằng liệu bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc học tập cũng như sinh hoạt tại Hoa Kỳ hay không. Nguồn thu nhập tài chính có thể là nguồn học bổng, của cá nhân bạn hoặc thông qua tài trợ từ gia đình cho bạn.
Tại sao đề mục này lại cần “sát sao” như thế? Bởi vì chính phủ Mỹ cần sự đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp – trở thành một hạt nhân trong vấn nạn mà họ đang cố gắng xử lý và khắc phục. Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân nào đó tài trợ, bạn phải chứng minh được rằng nhà tài trợ của bạn có đủ khả năng chi trả cho việc học, sinh hoạt và ăn ở của bạn. Cơ hội này sẽ cao hơn rất nhiều nếu cha mẹ của bạn là nhà tài trợ chính cho việc học, còn nếu không, bạn sẽ cần thêm thời gian để giải thích với Viên chức lãnh sự về lý do tại sao người đó lại muốn tài trợ cho bạn.
Hồ sơ xin visa du học Mỹ gồm những gì?
Điều đầu tiên mà bất cứ bạn trẻ nào cũng lấn cấn, chính là khâu chuẩn bị. Vậy, cần chuẩn bị những gì cho một bộ hồ sơ xin visa du học Mỹ “chuẩn từng centimet” để hạn chế tối đa những sai sót, trục trặc trong quá trình?
Giấy tờ cá nhân:
- Chứng minh thư của học sinh và cha mẹ
- Hộ khẩu của cha mẹ có tên học sinh
- Giấy khai sinh của học sinh
- Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ
- 5 tấm hình chân dung chuẩn quốc tế, khổ 5×5, nền trắng, chụp thẳng, vén tóc gọn gàng thấy rõ hai bên vành tai.
- Hộ chiếu, bao gồm tờ đầu, tờ cuối và những tờ có kèm đóng dấu đã từng đi du lịch.
Giấy tờ học vấn:
- Học bạ, bảng điểm và bằng tốt nghiệp cao nhất ( Cấp 2/ cấp 3/ Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học )
- Giấy xác nhận sinh viên hoặc thẻ sinh viên, nếu bạn còn đang là sinh viên trong thời gian xin visa du học Mỹ
- Tất cả các loại giấy khen, bằng cấp hoặc chứng chỉ đã đạt được trong quá trình học tại Việt Nam
- Giấy chứng nhận, bằng cấp tiếng Anh đạt được.
- Toàn bộ các chứng chỉ, giấy tờ học vấn ở nước ngoài, có thể kể đến như I -20, bảng điểm của các khóa đã học, hộ chiếu và visa,… trong trường hợp học sinh đã từng theo học ở nước ngoài.
Giấy tờ chứng tài chính:
Trong trường hợp người bảo trợ có kinh doanh:
- Giấy phép kinh doanh + Namecard
- Trong trường hợp không có giấy phép kinh doanh, người bảo trợ buộc phải chứng minh được nguồn tài chính hợp lệ để bảo trợ cho học sinh.
- Hình ảnh kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
- Biên lai thuế TNDN, thuế GTGT, thuế môn bài của năm trong 3 tháng gần nhất
Trong trường hợp người bảo trợ đi làm:
- Giấy xác nhận việc làm của ba/ mẹ/ học sinh
- Hợp đồng lao động + Bảng lương
- Giấy quyết định bổ nhiệm chức vụ của ba/ mẹ/ học sinh + Namecard
Trường hợp chứng minh các nguồn tài chính khác:
- Hợp đồng kinh tế
- Giấy tờ chủ quyền nhà/ đất
- Hợp đồng thuê nhà/ đất
- Giấy tờ chứng minh sở hữu xe ô tô như cavet xe, sổ đăng kiểm,…
- Hợp đồng góp vốn + Bảng chia lãi hàng tháng/ quý
- Sổ tiết kiệm ngân hàng
- Giấy xác nhận có gửi tiền tiết kiệm ngân hàng bằng tiếng Anh, trong đó, tài khoản có ít nhất từ 30,000 USD trở lên.
Cũng cần lưu ý rằng tất cả những loại giấy tờ, truy trình hồ sơ được liệt kê ở trên đều phải photo và có công chứng đầy đủ để có thể tiến hành gửi hồ sơ xin thư nhập học I -20, điền form online khai báo xin visa DS -160 và đặt lịch hẹn phỏng vấn. Toàn bộ hồ sơ xin visa du học Mỹ đều phải thật 100% và có bản chính để chuẩn bị cầm theo đối chứng trong buổi phỏng vấn.
Thủ tục nộp đơn xin visa du học Hoa Kỳ diễn ra như thế nào?
Sau khi đã thu xếp hồ sơ và chuẩn bị điền đầy đủ thông tin cũng như đóng các khoản chi phí ở bước đầu, bạn bắt đầu hoàn thiện các bước làm thủ tục nộp đơn xin visa du học Mỹ như sau:
Bước 1:
Trường học, hoặc trường đại học, cao đẳng mà bạn ghi danh sẽ tiến hành gửi cho bạn một giấy báo, để xác nhận rằng bạn đã được một trường do Cơ quan di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) ủy quyền chấp nhận vào học theo như tiêu chuẩn sinh viên không định cư, tức mẫu I- 20 dành cho sinh viên đi theo Visa diện F1, hoặc mẫu DS- 2019 cho sinh viên theo Visa diện J -1. Bạn cần học kỹ những thông tin, sau đó ký vào mẫu này.
Đừng chủ quan và lơ là ở bước này, mà hãy cẩn thận, đảm bảo rằng tên và đánh vần trên hộ chiếu của bạn chính xác giống với tên và cách đánh vần trên tờ đơn xin nhập học với nhà trường. Song song đó, đừng quên đảm bảo rằng nhà trường cũng đã ghi tên của bạn đúng như trong hộ chiếu vào mẫu I- 20 hoặc DS- 2019.
Tất cả các tên của người nộp đơn, đều phải được xuất trình vì lý do an ninh. Đối với công dân của một số quốc gia nào đó và đối tượng sinh viên có mong muốn học tập một chuyên ngành cụ thể tại một trường đại học, quá trình này sẽ cần thêm nhiều thời gian để kiểm tra, trung bình có thể kéo dài khoảng vài tuần. Do đó, DACE muốn nhất mạnh là bạn cần phải đầu tư rất nhiều thời gian cho quá trình nộp đơn xin visa du học Mỹ. Nếu không thể kiên nhẫn, hãy suy nghĩ và cân nhắc lại ngay từ đầu.
Bước 2: phỏng vấn xin visa du học Mỹ
Bạn cần phải đặt một lịch hẹn phỏng vấn xin visa du học Mỹ, đồng thời chi trả một số lệ phí cần thiết theo yêu cầu. Thị thực của bạn sẽ được xét duyệt tối đa lên đến 120 ngày trước ngày chương trình học tập của bạn được ghi trên mẫu đơn đăng ký I- 20. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể tập trung vào chuẩn bị những gì cần đóng gói khi đi du học, sắp xếp chỗ ở của bạn hoặc khám phá thành phố mà bạn sẽ theo học.
Hầu hết mọi người đều sẽ được yêu cầu đi phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ như một phần của quy trình xin Visa du học, tuy nhiên, thời gian chờ đợi cho các cuộc phỏng vấn hoàn toàn không giống nhau, vậy nên, hãy chắc chắn rằng bạn đã nộp đơn xin visa càng sớm càng tốt, để tránh sự chậm trễ cũng như các phát sinh không cần thiết.
Mỗi cuộc phỏng vấn sinh viên sẽ có nội dung khác nhau hoàn toàn, do đó, đừng trông mong được hỏi những câu hỏi giống như những người khác. Bạn chỉ cần trả lời một cách trung thực tất cả các câu hỏi, bởi viên chức lãnh sự là những người vô cùng chuyên nghiệp. Họ sẽ dễ dàng phát hiện ra nếu bạn không trung thực, và điều đó có thể dẫn đến việc bạn không được cấp thị thực.
Hiện tại, đại sứ quán Hoa Kỳ đã sở hữu một website riêng, với đầy đủ hướng dẫn về cách đặt lịch phỏng vấn cũng như tất tần tật những thông tin khác liên quan đến thủ tục xin cấp Visa. Bạn có thể tham khảo tại www.usembassy.gov/
Bước 3:
Nước Mỹ đã bắt đầu áp dụng mẫu xin Visa không định cư mới mang tên DS -160, giúp bạn có thể nộp đơn trực tuyến. Mẫu này thay thế cho tất cả những mẫu đơn cũ khác, giúp bạn “nhẹ gánh” một phần trong hàng tá bước trong thủ tục xin visa du học Mỹ. Một lần nữa, bạn hãy luôn ghi nhớ đảm bảo thứ tự tên và cách đánh vần tên của bạn đúng hệt như trong hộ chiếu. Tiếp sau đó, cần in mẫu đã điền hoàn thiện và mang đến Đại sứ quán khi bạn đi phỏng vấn xin visa du học.
Đóng SEVIS ( Student and Exchange Visitor Information System ) là một trong những bước mà bất kỳ du học sinh Mỹ nào cũng cần trải qua. Đây là một hệ thống các thông tin về sinh viên và khách du lịch, được xây dựng trên hệ thống Internet bởi Bộ ngoại giao Mỹ ( DOS ) và Bộ an ninh nội địa Mỹ ( DHS ). Hệ thống này thường xuyên cập nhật một cách chính xác mọi thông tin về du khách đến mỹ cùng những người có liên quan. Thường thì mọi trường học ở Mỹ, kể cả cấp đại học, cao đẳng hay học viện đều phải chuyển những thông tin bắt buộc này đến các tổ chức có liên quan của chính phủ Mỹ thông qua SEVIS.
Bước 4:
Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục nêu trên, việc bạn cần chính là chờ đợi đến ngày tham gia phỏng vấn trực tiếp xin visa du học Mỹ cực kỳ quan trọng.
Vào ngày này, để đề phòng các trường hợp phát sinh không mong muốn như xe hư, quần áo bẩn,… đồng thời để chuẩn bị một tâm lý thật tốt, bạn nên đến nơi hẹn phỏng vấn xin Visa du học sớm hơn khoảng 30 phút so với dự định. Khi đến mới, hãy đến đăng ký tại quầy đăng ký của Lãnh sự quán 15 phút trước giờ hẹn phỏng vấn. Nhớ đừng quên mang theo đầy đủ các giấy tờ như chúng ta đã đề cập ở trên nhé! Điều cuối cùng trong thủ tục, đó là bình tĩnh, tự tin và làm hết khả năng của mình, chắc chắn may mắn sẽ mỉm cười với bạn!
Cần lưu ý gì khi xin visa du học Mỹ?
- Nếu bạn dưới 17 tuổi, khi phỏng vấn trực tiếp xin Visa du học Mỹ, bạn phải đi cùng bố, mẹ hoặc người bảo trợ hợp pháp của mình. Chỉ đến khi bạn được phép vào phỏng vấn, bạn mới không thể đi cùng bố mẹ, bạn bè hay bất kỳ người nào khác.
- Mọi thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, máy chụp ảnh,… đều không được phép mang vào bên trong Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tốt nhất là bạn nên để các thiết bị này ở nhà, hoặc nhờ cậy người thân của mình giữ giúp. Nếu bạn trên 17 tuổi và không đi cùng bất cứ ai, hãy gửi các thiết bị này ở phòng bảo vệ cho đến khi hoàn tất buổi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ.
- Trong tất cả các bước của thủ tục phỏng vấn xin Visa du học Mỹ, họ đều sẽ gọi theo số thứ tự. Bạn nên tập trung lắng nghe thật kỹ và ghi nhớ số của mình, để đảm bảo không bỏ lỡ lượt của mình.
- Không cần chưng diện phấn son lòe loẹt đâu, tất cả những gì bạn cần chính là một phong thái ăn vận lịch sự, gọn gàng để nhân viên Lãnh sự có cái nhìn thiện cảm về bạn, bước đầu khiến buổi phỏng vấn “dễ thở” hơn và tăng cơ hội thành công bước đầu.
Làm thế nào để biết kết quả xin visa du học mỹ thành công?
Sau khi buổi phỏng vấn trực tiếp xin Visa du học Mỹ kết thúc, nếu hành trình của bạn diễn ra êm đẹp và đạt kết quả như mong muốn, bạn sẽ chờ đợi để nhận lại hộ chiếu cùng với visa.
Tuy nhiên, nếu không may visa bị từ chối chấp thuận, lúc này, bạn sẽ được Viên chức Lãnh sự trả lại hộ chiếu cùng với những giấy tờ cần thiết khác. Đừng nản chí, mà hãy chuẩn bị tốt nhất cho một cuộc phỏng vấn xin visa du học Mỹ lần sau.
Mất bao nhiêu lâu để hoàn tất một hồ sơ xin du học tại Mỹ?
- Xin thư nhập học: 2- 6 tuần.
- Luyện phỏng vấn visa và hoàn thiện hồ sơ visa du học Mỹ: 2- 4 tuần.
Trung bình, bạn sẽ mất từ 4- 10 tuần để hoàn tất một bộ hồ sơ xin du học tại Mỹ. Cũng có một số trường học thậm chí còn yêu cầu học sinh, sinh viên nộp hồ sơ trước 3 tháng cho kỳ nhập học tháng 9, vậy nên, bạn sẽ mất thời gian khoảng 6 tháng cho quá trình làm hồ sơ du học.
Trái với suy nghĩ của nhiều bạn, mặc dù khâu chuẩn bị và hoàn tất hồ sơ tương đối lâu, nhưng visa du học Mỹ lại được xét duyệt nhanh chóng vô cùng. Bạn chỉ cần khai hồ sơ online, hẹn ngày phỏng vấn, đến hẹn phỏng vấn theo lịch đã đặt, phỏng vấn trong 3- 15 phút, sau đó sẽ được thông báo kết quả ngay lập tức. Nếu quá trình xin Visa thành công, Visa sẽ được gửi đến tận nhà vào ngày hôm sau, tránh cho bạn tâm lý chờ đợi, lo âu và căng thẳng.
Trong khi đó, để có thể có được học bổng du học Mỹ tốt nhất thì bạn cần có 1 background thật đẹp, với những kỹ năng và khả năng cần thiết. Ngoài bài test về ngoại ngữ bạn cũng cần phải viết 1 bài luận văn ngắn về 1 chủ đề xã hội. Điều này không hề dễ dàng và càng không dễ dàng khi viết bằng ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Vì vậy bạn có thể liên hệ 1 vài công ty viết luận văn để được hỗ trợ như: Maas, luanvan123, Ecademized, … Điều này sẽ giúp bạn có 1 tương lai sáng và tiết kiệm hơn sau khi xin visa du học mỹ thành công.
Kết luận
Ái chà, vừa rồi DACE cũng đã chia sẻ cho bạn tổng hợp kha khá nội dung cụ thể và đầy đủ xung quanh hướng dẫn thủ tục xin visa du học Mỹ rồi. Bạn đã “ngấu nghiến, nghiền ngẫm” và nghiệm ra được rằng nên chuẩn bị gì, cần làm gì và các bước thủ tục như thế nào hay chưa? Tất nhiên trong giới hạn bài viết này, DACE sẽ khó lòng có thể chia sẻ tất tần tật mọi thứ liên quan đến việc du học Mỹ dành cho những du học sinh tương lai, bởi viết dài, viết dai thì bạn đọc cũng sẽ nản! Vậy nên, hy vọng rằng chúng ta sẽ gặp lại ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc bạn nhiều sức khỏe.