Mỗi người lao động đều cần có chuyên môn nghiệp vụ để đủ năng lực, đủ khả năng hoàn thành tốt công việc của mình. Lúc đó việc có thể đạt được năng suất lao động tốt như ý muốn, có được hiệu quả cao trong công việc mới trở nên đơn giản và dễ dàng như yêu cầu. Đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ có những yêu cầu bắt buộc riêng, cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ và toàn diện. Vậy còn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thì như thế nào? có gì khác với những lĩnh vực khác và yêu cầu những gì?
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì?
Khái niệm chuyên môn
Chuyên môn chính là lĩnh vực kiến thức hoàn toàn riêng biệt của một ngành khoa học , hay kỹ thuật cụ thể bất kỳ nào đó. Bên cạnh khái niệm về chuyên môn là định nghĩ về công việc chuyên môn và trình độ chuyên môn của từng người lao động khi hoạt động trong lĩnh vực mà mình theo đuổi.
Công việc chuyên môn chính là công việc mà ở đó yêu cầu người lao động cần có đầy đủ kỹ năng đảm bảo làm việc tốt được công việc đặc thù, một cách chuyên nghiệp nhất khi đã được đào tạo bài bản, cho công việc nhất định nào đó. Những công việc chuyên môn đòi hỏi cần được hoàn thành bởi những lao động lành nghề, được đào tạo với chuyên môn tốt. Lúc đó việc có thể đảm bảo duy trì công việc tốt trở nên đơn giản và dễ dàng như yêu cầu.
Trình độ chuyên môn của người lao động chính là năng lực của từng người qua kiến thức, thái độ, hay kỹ năng được vận dụng trong công việc đảm bảo hiệu quả và sự nhất quán cần thiết. Trình độ chuyên môn thông thường được tính là trình độ đào tạo cao nhất mà mỗi người đạt được.
Khái niệm về nghiệp vụ
Bản chất của nghiệp vụ chính là những kỹ năng, hay phương pháp cụ thể mà người lao động dùng để hoàn thành công việc chuyên môn, đã được đào tạo để nhiệm vụ khi được giao có được hiệu quả cao, trong thời gian nhanh chóng như yêu cầu.
Mỗi người lao động sẽ thể hiện trình độ chuyên môn, hay kỹ năng của bản thân thông qua nghiệp vụ. Nghiệp vụ đòi hỏi mỗi người phải có sự tuân thủ tuyệt đối, thực hiện theo đúng quy trình và quy định đã để ra mới đem tới công việc hiệu quả và thuận lợi. Đối với người sử dụng nguồn lao động thì nghiệp vụ chính là thước đó từ đó việc đánh giá năng lực của người lao động mà mình đang có được thực hiện tốt.
Bản chất của chuyên môn nghiệp vụ
Từ khái niệm về chuyên môn và nghiệp vụ thì bản chất của chuyên môn nghiệp vụ chính là toàn bộ khái niệm, tới quy trình, công cụ, hay phương tiện, kỹ thuật của một vị trí nhất định được sử dụng nhằm hoàn thành các yêu cầu cụ thể, của từng công việc. Những hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ của từng người sẽ thể hiện thông qua số năm kinh nghiệm làm việc. Nó được đánh giá với 5 mức độ cụ thể là:
- Mức độ thứ nhất: khả năng chủ động tìm hiểu và ghi nhớ về lý thuyết.
- Mức độ thứ hai: khả năng tổng hợp, tiến hành quá trình hệ thống hóa các lý tuyết và đồng thời cập nhật thường xuyên các kiến thức mới.
- Mức độ thứ ba: tiến hành việc vận dụng, có định hướng những kiến thức lý thuyết đã tìm hiểu, ghi nhớ, tổng hợp và hệ thống hóa, cập nhật vào công việc chuyên môn của bản thân.
- Mức độ thứ tư: có khả năng đánh giá được hiệu quả ở công việc mà từng người lao động có cùng chuyên môn thực hiện được. Việc phán đoán, phân tích các tình huống bất ngờ cũng được thực hiện tốt.
- Mức độ thứ năm: khả năng tiến hành việc hướng dẫn, đào tạo và huấn luyện người mới, từ đó tìm ra được phương pháp nâng cao hiệu quả trong công việc, hay xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh xảy ra.
Các nghiệp vụ chuyên môn bắt buộc của giáo viên
Khái niệm về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên
Chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chính là hệ thống các yêu cầu liên quan tới năng lực nghề nghiệp mà mỗi giáo viên cần. Từ năng lực yêu cầu việc có thể đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục, tương ứng với từng bậc trình độ đào tạo được thực hiện tốt như đòi hỏi thực tế trong giáo dục đào tạo.
Tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên
Chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được đánh giá với tiêu chuẩn ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là phát triển, bồi dưỡng chuyên môn của cá nhân mỗi người, tới việc xây dựng được kế hoạch giảng dạy và giáo dục theo định hướng phát triển tốt năng lực và phẩm chất của từng học sinh, hay việc kiểm tra và đánh giá theo hướng phát triển được phẩn chất và năng lực của học sinh, hoặc việc tư vấn hỗ trợ cho học sinh của mình,… được thực hiện tốt và phù hợp.
Đối với từng khía cạnh khác nhau thì giáo viên sẽ có 3 mức độ cụ thể được đánh giá là đạt, khá và tốt. Với từng khía cạnh thì yêu cầu về trình độ của giáo viên có những yêu cẩu riêng mà khi xác định rõ ràng mới giúp việc đánh giá toàn diện, hợp lý và đúng đắn như yêu cầu. Trong đó, ở từng khía cạnh với mức độ đánh giá có yêu cầu cụ thể là:
Khả năng phát triển và bồi dưỡng chuyên môn
- Ở mức đạt đảm bảo đạt chuẩn trình độ đào tạo, đã hoàn thành đầy đủ mọi khóa học đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo đúng quy định được đề ra. Bên cạnh đó, việc chủ động lập kết hoạch bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ của bản thân được thực hiện.
- Mức độ khá là việc mỗi giáo viên chủ động, cũng có sự tích cực trong quá trình nghiên cứu, hay cập nhật các yêu cầu đổi mới trong kiến thức chuyên môn một cách nhanh chóng, kịp thời. Khả năng vận dụng tốt các hình thức, cá phương pháp hay lựa chọn được nội dung để học tập hợp lý, sáng tạo nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực giảng dạy của cá nhân.
- Mức độ tốt là người có khả năng hướng dẫn, cũng như hỗ trợ cho đồng nghiệp trong việc phát triển chuyên môn của họ, hay việc có thể chia sẻ những kiến thức của bản thân tới người khác, đáp ứng tốt và hiệu quả những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.
Xây dựng kế hoạch học, giáo dục với định hướng phát triển nhân phẩm, năng lực của họ sinh
- Mức độ đạt là giáo viện có đủ khả năng trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, giảng dạy phù hợp.
- Mức độ khá là khả năng điều chỉnh linh hoạt, hợp lý kế hoạch dạy học, giáo dục chủ động, phù hợp dựa trên điều kiện thực tế của từng môi trường đào tạo.
- Mức độ khá tức là giáo viên có thể hướng dẫn, hỗ trợ tốt cho các đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, giảng dạy tốt nhất.
Ứng dụng phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực và nhân phẩm học sinh
- Đạt của giáo viên là việc đảm bảo có thể áp dụng những phương pháp giảng dạy, đào tạo giúp mỗi học sinh phát triển tối đa năng lực, phẩm chất của mình.
- Khá là những giáo viên có sự chủ động trong cập nhật các ứng dụng các phương pháp giảng dạy, đào tạo sao cho phù hợp dựa trên điều kiện, tình hình thực tế, có khả năng thích hợp với quá trình thay đổi, đổi mới của ngành giáo dục.
- Tốt đòi hỏi giáo viên có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ tối đa cho các đồng nghiệp trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học, giáo vực với khả năng định hướng phát triển được nhân phẩm, năng lực của từng học sinh.
Yêu cầu trong kiểm tra và đánh giá định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
- Mức đạt yêu cầu từng giáo viên có khả năng dùng các phương pháp kiểm tra, hay đánh giá kết quả học tập, cũng như tiến bộ của từng học sinh của mình.
- Mức khá yêu cầu giáo viên phải có sự chủ động trong việc cập nhật, cũng như vận dụng sáng tạo và hợp lý các phương pháp, các công cụ kiểm tra và đánh giá học sinh lý tưởng, theo đúng định hướng phát triển về năng lực của phẩm chất của từng người.
- Mức tốt là giáo viên có thể hỗ trợ, hướng dẫn được cả đồng nghiệp trong quá trình sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo đúng định hướng phát triển nhân phẩm và năng lực của học sinh qua những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được.
Yêu cầu trong tư vấn và hỗ trợ cho từng học sinh
- Mức đạt của giáo viên thể hiện qua sự hiểu biết về từng đối tượng học sinh cụ thể, nắm bắt chuẩn xác các quy định về tư vấn, hỗ trợ cho mỗi học sinh của mình. Năng lực trong việc lồng ghép quá trình tư vấn cũng như hỗ trợ trong công tác giảng dạy.
- Mức khá yêu cầu giáo viên phải có khả năng thực hiện triển khai một cách có hiệu quả mọi biện pháp tư vấn, hay hỗ trợ học sinh khi có yêu câu sao cho thích hợp nhất, cho từng đối tượng học sinh trong công tác giảng dạy, đào tạo.
- Mức tốt yêu cầu cần có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ cả đồng nghiệp khi thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh sao cho hiệu quả nhất, dựa trên chính năng lực cá nhân, cũng như kinh nghiệm của chính mình.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý và đào tạo. Chất lượng giáo dục được cải thiện, nâng cao khi có sự chú trọng ngay từ trình độ chuyên môn của từng giáo viên. Vì thế, xác định những yêu cầu về trình độ của mỗi giáo viên để có nguồn nhân lực chất lượng, đem tới giáo dục chuyên nghiệp, giảng dạy chất lượng cao được thực hiện tốt. Với nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn cần được đảm bảo đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực học tập, cập nhật và học hỏi để nâng cao năng lực của bản thân, từ đó góp phần hoàn thiện chất lượng hệ thống đào tạo của từng đơn vị. Để quản lý các giảng viên chi tiết, tiện lợi và thuận tiện hơn nữa cho cả quản lý và giảng viên bạn có thể tham khảo hệ thống phần mềm quản lý đào tạo trung tâm.
Tìm hiểu để biết trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì, cũng như những tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để đào tạo hiệu quả, cũng như giúp mỗi người có được cơ sở để nỗ lực hoàn thiện bản thân mình, nâng cao năng lực làm việc. Mỗi giáo viên có trình độ chuyên môn tốt giúp chất lượng đào tạo được đảm bảo, cũng giúp việc định hướng và đưa ra giải pháp bồi dưỡng giáo viên được thực hiện tốt, hợp lý và hiệu quả.