Phá vỡ mọi giới hạn, kết nối vạn vật chính là điều con người đã và đang không ngừng thực hiện. Cũng bởi vậy, cụm từ IoT (Internet of Things) với ý nghĩa mở rộng sức mạnh internet kết nối vạn vật nhanh chóng được đón nhận đông đảo sự quan tâm. Vậy công nghệ IoT là gì và Ứng dụng thực tiễn của IoT có ý nghĩa như thế nào với đời sống và con người? Hãy cùng đi khám phá về hệ thống IoT trong bài viết dưới đây nhé.
IoT là gì? Cấu trúc của IoT
IoT (viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Internet of Things) xuất hiện từ năm 1999 bởi Kevin Ashton. IoT được đặt với nhiều tên gọi như Internet vạn vật, Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, Mạng lưới thiết bị kết nối internet,… Về định nghĩa, IoT vẫn chưa có khái niệm chuẩn giải thích đầy đủ cho nó. Nhưng ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ khái niệm dễ hiểu nhất:
Internet vạn vật là tập hợp tất cả các thiết bị có khả năng kết nối với nhau và với internet, với con người và thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó. Một kịch bản thế giới khi những đồ vật, con người được cung cấp một định danh riêng. Tất cả đều có khả năng truyền tải thông tin, dữ liệu qua một mạng mà không cần tới sự tương tác trực tiếp của con người với con người hay người với máy tính.
Việc kết nối được thực hiện qua wifi, mạng viễn thông, bluetooth, cảm biến,…Các thiết bị kết nối có thể là những thiết bị như: điện thoại thông minh, đồng hồ, các thiết bị gia đình như bóng đền, cửa từ, máy giặt, tivi, xe hơi, máy bay không người lái,… Những thiết bị này được bổ sung mức độ thông minh kỹ thuật số nhất định. Qua đó, chúng tiếp thu thông tin dữ liệu, xử lý mệnh lệnh và tiến hành các nhiệm vụ được đặt ra.
Các đặc trưng của IoT
Hệ thống IoT bao gồm các đặc trưng như sau:
Tính không đồng nhất
Các thiết bị trong IoT không có sự đồng nhất bởi nó có phần cứng khác nhau, network khác nhau. Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ sự liên kết của các network đó.
Kết nối liên thông phức tạp
IoT kết nối liên thông vạn vật, dẫn tới có sự xuất hiện mối quan hệ đa dạng giữa người với người, người với thiết bị, thiết bị với thiết bị. Tất cả đều có thể kết nối với nhau thông qua một mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể. Cũng bởi có sự liên kế vạn vật tính chất khác nhau với nhau mà việc vận hành, ứng dụng IoT khá phức tạp, tốn thời gian và công sức.
Các dịch vụ liên quan đến Things
Hệ thống IoT đem tới nhiều dịch vụ liên quan tới chữ Things như: bảo vệ quyền riêng tư, nhất quán giữ Virtual Thing và Physical Thing,… Để có thể cung cấp dịch vụ này, đòi hỏi cả phần mềm và phần cứng cũng có sự thay đổi so với những vật truyền thống.
Quy mô rộng lớn
Một hệ thống IoT có thể là mạng lưới khổng lồ kết nối vạn vật bao gồm cả con người, thiết bị, vật dụng,… . Một mạng lưới có thể chứa từ 50 đến hàng ngàn tỉ đối tượng kết nối với nhau. Mỗi đối tượng có vai trò nhất định trong chia sẻ và sử dụng dữ liệu.
Ưu nhược điểm của IoT
Là một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo của nhân loại, IoT cũng đối mặt với nhiều thách thức trong các giai đoạn chưa hoàn thiện. Muốn tận dụng tiềm năng IoT thì chúng ta cũng phải đối mặt với các vấn đề hạn chế của nó.
Ưu điểm:
- Khả năng giao tiếp: IoT khuyến khích khả năng giao tiếp M2M (Machine-to-Machine). Các thiết bị có thể duy trì kết nối và đem đến kết hợp hài hòa giữa chúng để đạt chất lượng sản phẩm cao hơn.
- Khả năng tự động hóa: IoT cho phép bạn tự động hóa và kiểm soát các nhiệm vụ được thực hiện hàng ngày. Chúng tạo sự đồng đều trong các nhiệm vụ công việc, duy trì chất lượng.
- Thông tin: Các cuộc cách mạng công nghiệp phát triển nhiều hơn về đầu mối và nguồn thông tin. Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị thứ cần thiết, tra cứu thông tin và có thể ra quyết định ngay lập tức.
- Có màn hình quan sát: Khả năng giám sát cẩn thận, nhận biết mọi thứ, cung cấp các số liệu để bạn theo dõi và tự điều chỉnh hoặc thông báo điều chỉnh phù hợp.
- Tiết kiệm thời gian: IoT giúp ích cho thói quen hàng ngày. Chúng cảnh báo kịp thời các vấn đề, sự cố phát sinh, tránh rủi ro.
Nhược điểm:
- Khả năng tương thích: Các thiết bị sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau sẽ gặp khó khăn khi kết nối. Bởi cũng chưa có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích giữa các thiết bị. Để khắc phục thì các nhà sản xuất có thể thống nhất tiêu chuẩn chung và sản xuất sao cho tương thích nhất.
- Độ phức tạp: Đặc tính phức tạo của hệ thống cũng khiến IoT dễ gặp các rủi ro, đặc biệt khi mất điện, lỗi phần mềm/phần cứng thì các thao tác trong quy trình cũng có thể bị đình trệ.
- Quyền riêng tư: Cuộc sống bị kiểm soát bởi công nghệ khiến chúng ta phụ thuộc vào nó. Nếu tất cả dữ liệu IoT được truyền đi thì quyền riêng tư sẽ bị mất.
- Tính an toàn: Hệ thống IoT tạo ra kho thông tin khổng lồ, có sẵn trên các thiết bị. Rủi ro mất, rò rỉ thông tin, bị khống chế hay có kẻ xâm nhập trái phép dễ xuất hiện.
Ứng dụng thực tiễn của IoT
Dù biến số thì vẫn có, nhưng những lợi ích mà IoT đem lại cho đời sống và xã hội là không thể phủ nhận. Tới nay, IoT đã và đang được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sản xuất ô tô
Ngành sản xuất ô tô nhận được những lợi ích đáng kể từ việc ứng dụng IoT. Chúng được ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Cảm biến hỗ trợ phát hiện lỗi thiết bị sắp xảy ra trên các phương tiện đã đi trên đường và cảnh báo cho người lái xe chi tiết, tránh rủi ro thiệt hại người và của.
Ngành chế tạo
Những dây chuyền sản xuất tự động được áp dụng vào công nghệ chế tạo ở nhiều khâu nhằm giảm áp lực nhân công. Các thiết bị giám sát được ứng dụng giúp giám sát dây chuyền, cảnh bảo rủi ro, bảo trì chủ động thiết bị khi có lỗi xảy ra. Chúng cũng đo lường được những sản lượng sản xuất bị tổn hại. Điều này giúp các nhà sản xuất giảm chi phí hoạt động, cải thiện quản lý hiệu suất tài sản, thúc đẩy thời gian hoạt động tốt hơn, nhịp hàng và năng suất cao hơn.
Giao thông vận tải
Các phương tiện, đội xe có thể định tuyến phù hợp thông qua cảm biến dự báo điều kiện thời tiết, chướng ngại, tính khả dụng của tài xế,…
Ngoài ra, hệ thống IoT cũng tham gia vào việc giám sát các hoạt động liên quan tới xây dựng, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng. Chúng hỗ trợ thu thập dữ liệu về quy trình triển khai dự án, lên kế hoạch sửa chữa, bảo trì và tham gia quá trình sửa chữa giúp nâng cao hiệu quả, chính xác về kỹ thuật cao hơn.
Ngành giáo dục
IoT giúp đem lại môi trường học tập hiện đại, có thể học tập bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào. Sách vở tài liệu học tập có thể dễ dàng lưu trữ và trao đổi trên môi trường trực tuyến. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác qua lại giữa người học và người giảng dạy.
Sự ra đời của một số công cụ, phần mềm quản lý như phần mềm LMS mà người giảng dạy có thể sử dụng để quản lý quá trình học tập của người học, giúp theo dõi, kiểm soát được chất lượng học tập để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp. Nâng cao hiệu quả giáo dục
Y tế & chăm sóc sức khỏe
Các thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe ứng dụng IoT thực hiện việc theo dõi, thu thập chỉ số, cảnh báo biến số về người bệnh và gửi dữ liệu tới bác sĩ chăm sóc. Điều này giúp bác sĩ, y tá có thể theo sát quá trình khám chữa bệnh và có biện pháp ngay khi cần thiết.
IoT cũng được ứng dụng trong các bệnh viện, khu trị liệu, các thiết bị dùng ở nhà đối với bệnh nhân đặc thù (xe lăn, thiết bị cảm biến sốt nóng, sốc, thiết bị báo tin khi bệnh nhân xảy ra vấn đề,…).
Ngành bán lẻ
IoT cho phép các công ty bán lẻ quản lý hoạt động kinh doanh, theo dõi hàng tồn kho, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí hoạt động. Ví dụ bạn ứng dụng IoT vào theo dõi hàng tồn, bạn sẽ được thông báo khi nào hàng sắp hết để bổ sung, tránh trường hợp cháy hàng, gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của Dace sẽ giúp bạn có cái nhìn rộng mở hơn về IoT là gì và ứng dụng IoT trong cuộc sống. Mong rằng bạn sẽ có thể đưa ra nhiều ý tưởng, quyết định đúng đắn khi áp dụng hệ thống IoT vào công việc và cuộc sống của bạn.