Bạn đang có ý định thành lập trung tâm tư vấn du học nhưng vẫn còn băn khoăn về các thủ tục xin cấp giấy phép cũng như những thông tin, kinh nghiệm cần biết để có thể thành lập trung tâm tư vấn du học hiệu quả, thành công? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết, rõ ràng. Cùng tìm hiểu nhé!
Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin trước khi thành lập trung tâm tư vấn du học
Kinh nghiệm trong việc chọn địa chỉ công ty
Bạn nên cài đặt địa điểm công ty ở địa chỉ có thật, chính xác và rõ ràng. Không sử dụng địa chỉ ảo, địa chỉ không nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không đặt địa chỉ công ty tại nơi không có chức năng làm địa chỉ doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể đặt địa chỉ công ty ở nhà riêng hoặc thuê địa chỉ đặt công ty, một địa chỉ có thể đặt cho nhiều công ty khác nhau.
Cách chọn lựa loại hình công ty kinh doanh
Loại hình công ty phù hợp với trung tâm tư vấn du học có thể là: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 – 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần hoặc tư nhân.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Tư vấn du học là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong lĩnh vực này lại bao gồm nhiều ngành nghề với mã ngành phù hợp với doanh nghiệp lựa chọn. Bạn hãy cân nhắc để chọn ngành nghề tư vấn du học phù hợp với chức năng và mục đích kinh của công ty mình.
Dựa theo danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất, mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn du học sẽ là 8560.
Kinh nghiệm đặt tên cho trung tâm tư vấn du học
Tên trung tâm tư vấn du học cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật như: không được trùng với tên doanh nghiệp khác, tên phải có đủ cấu trúc,…
Kinh nghiệm kê khai vốn điều lệ công ty
Tư vấn du học là ngành nghề cần đóng vốn ký quỹ, vì vậy bạn sẽ phải đóng vốn ký quỹ ngân hàng với mức 500 triệu đồng, đồng thời cung cấp giấy xác minh cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Kinh nghiệm lựa chọn người đại diện trung tâm tư vấn du học theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của trung tâm tư vấn du học sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các hoạt động của doanh nghiệp, cũng là người có chức năng hoàn thành các thủ tục thành lập trung tâm cơ bản. Vì vậy, cần phải chọn người có năng lực, trình độ, khả năng đảm bảo.
Kinh nghiệm xin giấy phép kinh doanh cho trung tâm tư vấn du học
Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh trung tâm tư vấn du học
Điều kiện về cơ sở vật chất
Hiện nay không có quy định cụ thể nào về yêu cầu đối với cơ sở vật chất của trung tâm tư vấn du học. Tuy nhiên, trong quá trình xin cấp giấy phép, cơ quan thẩm quyền sẽ thành lập một đoàn thẩm định đến trung tâm để đánh giá về việc đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, doanh nghiệp cần có những chuẩn bị như sau:
- Văn phòng làm việc phải có đầy đủ thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công việc.
- Có phòng vệ sinh, chỗ ăn uống, thư viện, phòng hợp, phòng nghỉ ngơi, khu vực nghỉ giải lao, khu vực gửi xe, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn và trật tự.
- Lắp đặt đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định.
Ngoài ra, văn phòng có thể là chính chủ của doanh nghiệp, chủ đầu tư hoặc do chủ đầu tư, doanh nghiệp thuê lại, cần phải cung cấp giấy tờ nhà hoặc hợp đồng thuê mướn nhà hợp pháp (có thời hạn tối thiểu 2 năm).
Điều kiện về nhân sự
Theo Nghị định 46, điều kiện về nhân sự được quy định như sau:
- Số lượng nhân viên tối thiểu là 2.
- Nhân viên tư vấn có trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên dựa theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị thêm hồ sơ của giám đốc trung tâm, những vị trí khác trong bộ máy quản lý trung tâm như kế toán, thủ quỹ, lễ tân,… (nếu có).
Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép trung tâm tư vấn du học
Bước 1: Đăng ký thành lập công ty có ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đối với những doanh nghiệp chưa có ngành nghề này.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phép đủ điều kiện thành lập trung tâm tư vấn du học.
Cơ quan cấp phép thành lập trung tâm tư vấn du học
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố.
Thời gian thực hiện cấp giấy phép mở trung tâm tư vấn du học
Mất khoảng 15- 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm những gì?
- Văn bản xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, nội dung chủ yếu bao gồm: mục tiêu, nội dung hoạt động, khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học tại nước ngoài, kế hoạch và những biện pháp tổ chức thực hiện, phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học.
- Bản photocopy có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Danh sách đội ngũ nhân sự trực tiếp tư vấn du học bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc tại trung tâm, bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
- Bản giải trình những điều kiện về cơ sở vật chất và biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
Một số cách quảng bá trung tâm tư vấn du học
Liên kết với các trường học để tổ chức hội thảo
Hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh được trực tiếp tham gia các buổi hội thảo có đại diện của các trường tuyển sinh. Thông qua đó, họ sẽ được cung cấp cũng như cập nhật các thông tin du học mới nhất.
Đồng thời, trung tâm tư vấn du học cũng nên triển khai những chính sách duy trì ưu đãi và hỗ trợ tư vấn cho phụ huynh, học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập tại nước ngoài. Hỗ trợ tận tình cho các phụ huynh làm thủ tục sang thăm con em mình, thu xếp nơi ở,… Nếu khách hài lòng về dịch vụ, họ sẽ giới thiệu trung tâm của bạn đến với nhiều người khác.
Quảng bá trung tâm tư vấn du học qua Facebook
Phần lớn các đối tượng học viên tiềm năng của các trung tâm tư vấn du học đều là những người sử dụng Facebook mỗi ngày. Vì thế, bạn có thể tạo một fanpage trên Facebook và cập nhật các tin tức, sự kiện liên quan đến trung tâm tại đây, đồng thời đăng tải các bài quảng cáo về trung tâm lên fanpage nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Marketing thông qua Facebook sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận được nhiều đối tượng học viên mục tiêu. Nhắm chọn đối tượng chính xác dựa theo độ tuổi, giới tính, ngôn ngữ, trình độ,…
Quảng bá thông qua GDN
GDN (Google Display Network) là mạng quảng cáo hiển thị, giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên khi họ đang truy cập vào các website yêu thích hàng ngày như đọc tin tức, xem Youtube,…
GDN liên kết với phần lớn các trang báo điện tử tại Việt Nam như: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Zing, Vietnamnet,… Bên cạnh đó, GDN cũng có tiện ích Remarketing, cho phép banner xác định được số lượng học viên đã tương tác với quảng cáo và gia tăng tần suất “tiếp thị lại” với những đối tượng này.
Thiết kế website trung tâm tư vấn du học chuyên nghiệp
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, website sẽ là một trong những kênh truyền thông giúp quảng bá thương hiệu của bạn một cách hiệu quả nhất, bên cạnh đó chi phí cũng rất phải chăng. Việc thiết kế website tư vấn du học chuẩn SEO, giao diện đẹp mắt, đạt thứ hạng cao trên Google sẽ giúp bạn thu hút được lượng khách hàng tiềm năng đáng kể.
Hy vọng bài viết trên đây của Dace đã giúp bạn nắm rõ những thủ tục và kinh nghiệm để thành lập trung tâm tư vấn du học, đồng thời tìm hiểu thêm về những cách để có thể quảng bá trung tâm một cách hiệu quả. Mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng những thông tin này vào công việc thực tế của mình. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh giáo dục