Học tốt ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn môi trường học tập, làm việc, sinh sống; bạn có thể kết nối với nhiều người hơn, làm quen được với những người bạn ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thế nhưng, việc học ngoại ngữ chưa bao giờ là một chuyện đơn giản. Vì vậy, bạn sẽ cần sự chuẩn bị đầy đủ trên nhiều phương diện khác nhau để sẵn sàng học tập và sử dụng tốt một ngoại ngữ mới.
1 – Chuẩn bị đồ dùng hỗ trợ việc học ngoại ngữ
– Chuẩn bị thẻ học từ
Một trong những nền tảng quan trọng nhất của ngôn ngữ đó là từ vựng. Vốn từ vựng quá thiếu thốn sẽ gây cho bạn kha khá rắc rối trên tất cả các phương diện nghe, nói, đọc, viết. Bởi vậy, học từ vựng luôn là ưu tiên hàng đầu khi bạn tiếp xúc với một ngoại ngữ mới.
Khi đó, thẻ học từ sẽ là phương pháp đơn giản, tiện lợi nhất giúp bạn hình thành thói quen học từ vựng hàng ngày. Nhờ thẻ học từ vựng, flashcard – tốc độ ghi nhớ và vận dụng từ vựng của bạn có thể sẽ được cải thiện đáng kể.
– Từ điển
Song hành với thẻ học từ thì bạn cũng sẽ cần trang bị từ điển để tìm hiểu ý nghĩa, cách sử dụng, cách phát âm,… ở các từ vựng mà bạn mới nhìn thấy lần đầu tiên. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại từ điển theo các hình thức khác nhau như từ điển giấy, kim từ điển, từ điển online hoặc app từ điển cho điện thoại di động.
Mỗi loại từ điển đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bạn sẽ cần cân nhắc qua về thói quen sử dụng, hiệu quả và chất lượng của các loại từ điển trước khi đi đến lựa chọn sau cùng. Theo nhiều học sinh chuyên Anh tại trường THCS Lê Hồng Phong chia sẻ là mỗi người học tiếng anh nên có cho mình từ 2 đến 3 từ điển khác nhau để bổ trợ tốt nhất trong suốt quá trình học tập..
– Vật dụng hỗ trợ
Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần chuẩn bị thêm một vài vật dụng hỗ trợ khác để sử dụng trong quá trình học ngoại ngữ:
- Các loại bút: dùng cho việc ghi chép, làm bài tập, highlight,… các loại tài liệu;
- Sổ tay: ghi chép những kiến thức, những mẫu câu mới học được hoặc để ghi lại những nội dung mà bạn muốn nghiên cứu, tìm hiểu thêm;
- Tai nghe: sử dụng để có thể luyện nghe tốt hơn mọi lúc, mọi nơi.
Những đồ dùng cần thiết này bạn có thể dễ dàng mua online tại các website bán văn phòng phầm – đồ dùng học tập – văn phòng như: Officexinh, Fahasa,…
2 – Lựa chọn nguồn tài liệu
– Tài liệu học ngoại ngữ
Về cơ bản, đa phần chúng ta sẽ được chia thành hai nhóm là học bằng chữ viết và học bằng hình ảnh.
Nếu bạn thuộc nhóm học bằng chữ viết, bạn sẽ cảm thấy việc đọc tài liệu giấy hoặc thông qua các loại văn bản, chữ viết sẽ khiến bạn nắm vững các nội dung tốt hơn, dễ tiếp thu hơn. Khi đó, các loại sách dạy ngoại ngữ và tài liệu ngoại ngữ trên website chắc chắn sẽ dành cho bạn.
Ngược lại, nếu bạn thuộc nhóm học bằng hình ảnh, việc sử dụng các video hoặc hình ảnh liên quan trong quá trình học sẽ giúp bạn có thể tập trung, ghi nhớ một cách nhanh chóng. Ở trường hợp này, các video bài giảng hoặc nội dung ở dạng slide trình chiếu là tài liệu thích hợp với bạn nhiều hơn là các tài liệu giấy theo kiểu truyền thống
– Sách tổng hợp đề kiểm tra
Dù bạn có đặt mục đích thi lấy chứng chỉ hay không thì trong quá trình học ngoại ngữ bạn vẫn nên sở hữu một số loại sách tổng hợp đề thi để tự kiểm tra bản thân.
Trước hết, trong trường hợp bạn hoàn toàn tự học một ngôn ngữ mới tại nhà, đây sẽ là phương pháp đơn giản nhất để bạn xác định được trình độ bản thân đang ở mức độ nào. Đây là cách thực rất hiệu quả cho việc xác định khả năng đọc và nghe của bạn.
Quan trọng hơn, qua các bài kiểm tra khác nhau, bạn sẽ học được thêm rất nhiều điều mới cả trên phương diện ngữ pháp hay từ vựng. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết được mình đang thiếu hay yếu ở mảng nào để có thể điều chỉnh kế hoạch học ngoại ngữ một cách hiệu quả hơn.
Hai nguồn tài liệu trên bạn có thể đến các cửa hàng, nhà sách gần nhà để chọn mua. Tuy nhiên, các cửa hàng sách thường hạn chế các tài liệu hiếm. Thay vào đó bạn có thể tham gia những cộng đồng học ngoại ngữ để tìm nguồn tại liệu tốt nhất, sau đó có thể “săn” chúng trên các website bán sách như Tiki, Fahasa,…
– Các bài báo hoặc bài viết ở chủ đề bạn yêu thích
Học trên sách vở giúp bạn xây dựng nền tảng nhưng cách học này thường đi kèm với sự nhàm chán. Do đó, bạn cũng cần tìm thêm các nguồn tài liệu khác nhau có thể là bài báo, bài viết hoặc video ở ngoại ngữ bạn đang học và về chủ đề mà bạn quan tâm, yêu thích. Việc này sẽ giúp việc học của bạn trở nên thú vị hơn nhờ đó bạn sẽ thu về hiệu quả tốt hơn cho việc học ngoại ngữ của bạn.
– Phương pháp để rèn luyện giao tiếp
Riêng với giao tiếp bạn sẽ cần sự luyện tập và một môi trường phù hợp để có thể luyện tập sử dụng ngoại ngữ. Có rất nhiều phương pháp luyện nói ngoại ngữ đa dạng và tùy thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn sẽ có những công việc khác nhau bạn sẽ cần chuẩn bị, ví dụ như:
- Kết bạn với các du học sinh, luyện tập thông qua việc trò chuyện với những người bạn đó hàng ngày;
- Tìm kiếm những nhóm bạn cũng đang học ngoại ngữ giống bạn, cùng nhau luyện tập và hỗ trợ sửa lỗi cho nhau;
- Tìm một không gian riêng tư để tự luyện tập thông qua việc nhép lại cách nói chuyện của người bản địa (ở các video bài giảng, phim, chương trình,…), thu âm phần nói của bản thân để nghe và tự điều chỉnh.
3 – Xác định mục tiêu đúng đắn cho việc học ngoại ngữ
– Xác định những lợi ích của việc học ngoại ngữ
Trong nhiều trường hợp, bạn đi học một ngôn ngữ mới chỉ vì thấy xung quanh bạn dường như tất cả mọi người đều đi học. Lối suy nghĩ này đôi khi sẽ cản trở sự nỗ lực của chính bạn để nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Do đó, hãy xác định những lợi ích mà ngoại ngữ ấy sẽ đem đến cho bạn. Lựa chọn việc học tập dựa trên những lợi ích đó, học cho chính bản thân mình thay vì theo trào lưu.
– Tìm kiếm và duy trì động lực
Tìm kiếm động lực học ngoại ngữ cũng chính là một sự chuẩn bị về mặt tâm lý, giúp bạn có một tâm thế phù hợp nhất để việc học thực sự bổ ích và hiệu quả. Bạn không cần đặt ra những mục đích giống với người khác hay lựa chọn những nguồn độc lực nghe có vẻ to lớn, cao cả.
Hãy bắt đầu với bằng chính những động lực nhỏ bé và gần gũi hơn từ chính sở thích và mong muốn của bạn. Bắt đầu suy nghĩ đến việc có thể sử dụng ngoại ngữ sẽ giúp ích gì cho sở thích, mục tiêu riêng của bạn? Liệu ngoại ngữ có giúp mục đích đó được thực hiện nhanh hơn và dễ dàng hơn hay không?
– Không nên đặt nặng điểm số thi cử
Tất nhiên bằng cấp và các chứng chỉ như IELTS, TOEFT đặc biệt quan trọng nếu bạn có kế hoạch đi du học, tham gia các chương trình trao đổi hoặc ứng tuyển vào công việc nào đó. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng ngoại ngữ sẽ là kỹ năng mà bạn cần sử dụng hàng ngày, hàng giờ.
Vì vậy, bạn nên xác định rằng việc có thể sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống và công việc hàng ngày mới là đích đến cuối cùng của bạn thay vì chỉ dừng lại ở một mốc điểm cao trong bài thi.
Hy vọng, với những nội dung được chia sẻ trong bài viết trên đây của Dace, bạn sẽ chuẩn bị được tất cả những hành trang cần thiết từ những đồ dùng, dụng cụ học tập cho đến xác định động lực, tinh thần trước khi bước đến hành trình chinh phục một ngoại ngữ mới.