Ra đời từ năm 1984, qua quá trình hình thành và phát triển, DNS luôn cho thấy được vai trò quan trọng đặc biệt đối với mọi công việc thiết kế web. Cùng với HTTP, Ipv4…và nhiều nền tảng khác thì DNS đã và đang mang đến trải nghiệm tuyệt vời đến cho người dùng mỗi ngày trên thế giới internet.
Vậy DNS là gì? Cách hoạt động như thế nào? Mang lại lợi ích gì trong việc kết nối mạng và trình duyệt web? Những chia sẻ dưới đây của Dace sẽ giúp quý vị trả lời các câu hỏi trên cũng như lĩnh hội toàn bộ kiến thức để có thể sử dụng DNS hiệu quả nhất.
DNS là gì?
DNS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Domain Name System“, hiểu đơn giản thì đây là một hệ thống phân giải tên miền. Thực chất DNS chính là một hệ thống dùng để chuyển đổi tên miền website sang một địa chỉ IP ở dạng số tương ứng.
Mục đích của DNS là liên kết các thiết bị mạng với nhau để định vị, gán một địa chỉ cụ thể hơn cho những thông tin được cập nhật, đăng tải trên internet. DNS còn có thể được xem là danh bạ trong thế giới Internet.
Nguyên lý hoạt động của DNS
Cách thức hoạt động của DNS tuân thủ theo các bước cơ bản, có thể chia quá trình xử lý thành các bước như sau:
- Bước 1: Trên chương trình của máy gửi yêu cầu tìm kiếm một địa chỉ tên miền tương ứng với địa chỉ website đã truy cập đến máy chủ quản lý tên miền.
- Bước 2: Máy chủ tên miền cục bộ này sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở dữ liệu xem có chứa cơ sở dữ liệu đã chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP tên miền yêu cầu hay không. Nếu máy chủ của tên miền cục bộ đã chứa cơ sở dữ liệu thì trả lại địa chỉ IP của máy đó. Nếu máy chủ của tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền mà người dùng đang tìm kiếm thì lúc này máy chủ ROOT sẽ hướng dẫn tìm kiếm cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ có chứa tên miền quản lý.
- Bước 3: Máy chủ tên miền cục bộ tiến hành gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền và giúp tìm kiếm tên miền muốn tìm.
- Bước 4: Máy chủ tên miền cục bộ sẽ về tên miền và địa chỉ IP của tên miền mà máy chủ đó quản lý. Máy chủ quản lý tên miền chứa cơ sở dữ liệu về tên miền muốn tìm, lúc này địa chỉ IP của tên miền sẽ được gửi trả lại cho máy chủ tên miền cục bộ.
- Bước 5: Các máy chủ tại tên miền cục bộ có nhiệm vụ truyền thông tin đã tìm kiếm được cho máy người sử dụng để họ sử dụng địa chỉ IP này, sau đó kết nối đến server có chứa website tìm kiếm và truy cập vào website.
DNS dùng trong những công việc gì?
Sự có mặt của DNS mang đến rất nhiều lợi ích bởi công cụ đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh. Trong đó nhiệm vụ cốt lõi của DNS phải kể đến là phân giải tên miền. DNS được ví như là một thông dịch viên có nhiệm vụ truyền đạt thông tin, chuyển tên miền thành một địa chỉ IP có 4 nhóm số khác nhau.
Dưới sự trợ giúp của công cụ Domain Name System thì các trình duyệt sẽ đọc hiểu dễ dàng và cho phép đăng nhập. Trong lúc người dùng tiến hành đăng nhập vào một website bất kì thì DNS giúp người dùng không cần phải thao tác rườm rà nhập lại một loạt số địa chỉ IP lưu trữ. Người dùng chỉ cần nhập tên của website, sau đó trình duyệt sẽ tự động chuyển vào nhận dạng trang web đó nhanh chóng.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của DNS chính là kết nối. Chúng ta thường thấy trên mỗi một máy tính khác nhau sử dụng Internet sẽ chỉ có một địa chỉ IP duy nhất để thiết lập kết nối giữa máy chủ và máy khách. Với DNS, người dùng có thể truy cập web hoặc gửi mail nhanh chóng bất cứ lúc nào.
Nói tóm lại DNS hỗ trợ các thiết bị giao tiếp với nhau và là nơi phân giải tên miền thành địa chỉ IP, hỗ trợ người dùng tải một trang web bằng việc nhập địa chỉ IP miền trực tiếp của trang web.
Domain Name System có những loại bản ghi phổ biến nào?
Hiện tại DNS có đến 7 loại bản ghi phổ biến sau:
- Bản ghi A Record: Bản ghi A Record là bản ghi đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất trên công cụ này. Chức năng của bản ghi DNS này là dùng để trỏ tên web tới một địa chỉ IP cụ thể nào đó. Người dùng có thể sở hữu một tên mới dễ dàng, có thể thêm Time to Live bất cứ lúc nào muốn.
- Bản ghi CNAME Record: Bản ghi có nhiệm vụ đặt một hoặc nhiều tên khác nhau cho tên miền chính. Người dùng hoàn toàn có thể tạo một tên mới khi điều chỉnh trỏ chuột đi tới tên gốc và đặt TTL.
- Bản ghi MX Record: Có chức năng chỉ định Server quản lý dịch vụ Email của các tên miền. Người dùng đều có thể trỏ tên miền đến Mail server, hoặc đặt mức độ ưu tiên, TTL.
- Bản ghi TXT Record: Bản ghi này chứa thông tin định dạng văn bản của tên miền. Người dùng có thể thêm host mới, Points to và các giá trị TXT, TTL.
- Bản ghi AAAA Record: Bản ghi DNS này được dùng để trỏ domain đến 1 địa chỉ IPV6 Address. Cho phép người dùng thêm host mới, TTL, IPv6.
- Bản ghi DNS Records: Là DNS Server Records của tên miền. Với bản ghi này, người dùng được phép chỉ định Name Server đối với tên miền phụ, tạo host mới, tên name server, TTL.
- Bản ghi SRV Record: Là bản ghi đặc biệt có nhiệm vụ xác định chính xác dịch vụ, chạy port nào. Cho phép người dùng bổ sung thêm Name, Port, Priority, Points to, TTL, Weight.
DNS đóng vai trò như thế nào trong việc kết nối mạng và duyệt web?
Khi chưa có hệ thống DNS thì việc truy cập web cần ghi nhớ chính xác nhiều địa chỉ khác nhau vừa phức tạp vừa khó hiểu, nhưng từ khi Domain Name System xuất hiện có thể giải quyết hoàn toàn mối lo ngại này.
DNS sở hữu tính năng ghi nhớ những tên miền chính xác, nhanh chóng để ưu tiên sử dụng cho những lần truy cập về sau nên đây được xem là giải pháp giúp người dùng tiết kiệm thời gian mỗi khi truy cập vào trang web mà mình đã từng sử dụng.
Chính sự góp mặt của Domain Name System mà người dùng thỏa sức sử dụng nhiều dịch vụ mạng trong việc tìm kiếm thông tin, giải trí, xem phim, chơi game, thậm chí là đăng nhập các website,…một cách dễ dàng.
DNS server với nhiệm vụ xử lý vô số yêu cầu trên Internet đa dạng ở mọi lúc mọi nơi, mang đến hiệu suất mạng cao. Tuỳ vào những mục đích sử dụng của người dùng mà họ có thể chọn cho mình một DNS server có tốc độ biên dịch phù hợp nhất.
Nên sử dụng phiên bản Domain Name System miễn phí hay trả phí?
Trước nhu cầu sử dụng DNS ngày càng cao, các nhà thiết kế đã cho ra mắt nhiều gói DNS khác nhau, phổ biến trong số đó là hai phiên bản miễn phí và trả phí.
Chắc chắn rồi, phiên bản miễn phí sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư. Tuy vậy, DNS có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình truy cập web từ cả client và server, vì thế việc lựa chọn một cấu hình DNS phù hợp chính là điều mà các nhà quản trị web cần quan tâm.
Sử dụng phiên bản trả phí DNS sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Những lợi ích mà một phiên bản trả phí hơn hẳn so với phiên bản miễn phí là:
- Domain Name System trả phí mang đến ánh xạ tên miền chính xác hơn, đảm bảo khớp với địa chỉ IP để người dùng có thể truy cập vào máy tính từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
- Khi DNS chính bị sự cố thì DNS phụ dự phòng sẽ hỗ trợ tốt cho tên miền của bạn không bị sập. Đồng thời nâng cao tính bảo mật cho tên miền của bạn.
- Phiên bản trả phí cung cấp một công cụ quản lý DNS thực sự hiệu quả, trực quan hơn nhiều so với phiên bản miễn phí. Đảm bảo hiệu suất vận hành cao, nhanh hơn, tỷ lệ phân giải cao hơn từ 99% – 100%.
- Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ của bên trả phí sẽ phục vụ 24/7 bất cứ lúc nào khách hàng cần. Đây cũng là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin về DNS cũng như cách thức hoạt động một cách chi tiết nhất. Mong rằng những thông tin này sẽ thật hữu ích cho những doanh nghiệp đang muốn tận dụng Domain Name System vào trong công việc của mình.